Lịch sử Đại_học_California_tại_Berkeley

Thành lập

Năm 1866, vùng đất bây giờ là khuôn viên của đại học Berkeley được mua bởi trường tư College of California. Bởi vì không đủ kinh phí để vận hành, cuối cùng nó sáp nhập với trường công lập với tên gọi Cao đẳng Nông nghiệp, Khai mỏ, Cơ khí, Nghệ thuật để trở thành Đại học California. Văn bản thành lập trường được ký bởi Thống đốc bang California Henry H. Haight vào 23 tháng 3 năm 1868Henry Durant, người sáng lập ra College of California, trở thành Hiệu trưởng đầu tiên.

Trường đại học mở ra vào năm 1869 sử dụng các tòa nhà trước đây của College of California ở Oakland như là nơi tạm thời trong khi một campus mới đang được xây dựng[1]. Với sự hoàn tất của North và South Halls vào năm 1875, trường dời về địa điểm hiện nay ở Berkeley với 167 sinh viên nam và 222 sinh viên nữ[2].

Phát triển ban đầu

Trường đại học này đã trưởng thành dưới quyền lãnh đạo của Benjamin Ide Wheeler, người là Hiệu trưởng trường từ 1899 đến 1919. Danh tiếng của trường các nổi khi Hiệu trưởng Wheeler đã thành công trong việc thu hút các giáo sư nổi tiếng về trường và thu hút được nhiều ngân sách cho việc nghiên cứu và cấp học bổng[1]. Campus bắt đầu có dáng vẻ của một đại học tầm cỡ đương thời với các tòa nhà Beaux-Artsneoclassical, bao gồm California Memorial Stadium (1923) được thiết kế bởi kiến trúc sư John Galen Howard[3]; những tòa nhà này tạo thành phần chính campus của Đại học Berkeley hiện nay.

Chiến tranh thế giới thứ hai

Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Ernest Orlando Lawrence lãnh đạo Phòng thí nghiệm phóng xạ ở trên các dãy đồi bên trên Berkeley bắt đầu các hợp đồng với Quân đội Hoa Kỳ để phát triển bom nguyên tử, có liên quan đến các nghiên cứu tiên phong trong vật lý hạt nhân ở Berkeley, bao gồm cả việc khám phá ra plutonium (lúc đó được xem là bí mật quốc gia) của Glenn Seaborg (Phòng 307 tòa nhà Gilman Hall, nơi Seaborg khám phá ra plutonium, sau này là một địa điểm lịch sử cấp quốc gia). Giáo sư vật lý của UC Berkeley J. Robert Oppenheimer được cử làm người đứng đầu về khoa học của Dự án Manhattan vào năm 1942[4][5]. Cùng với hậu duệ của Phòng thí nghiệm phóng xạ, bây giờ là Phòng thí nghiệm quốc gia Lawrence tại Berkeley (Lawrence Berkeley National Laboratory), Đại học California cũng quản lý hai phòng thí nghiệm khá có cùng độ tuổi, Los Alamos National LaboratoryLawrence Livermore National Laboratory, được thành lập vào 1943 và 1952.

Các ảnh hưởng chính trị trong những năm 1950 và 1960

Trong thời McCarthy vào năm 1949, Hội đồng quản trị đã đưa ra lời thề trung thành với chủ nghĩa chống cộng sản được ký tất cả bởi các nhân viên của Đại học California. Một số lớn các giáo sư phản đối lời thề này đã bị cho thôi việc[6]; mười năm trôi qua trước khi họ được khôi phục lại vị trí cũ với lương cũ[7]. Một trong số đó, Edward C. Tolman— một nhà tâm lý học so sánh nổi tiếng — đã có một tòa nhà đặt theo tên ông là nơi của khoa tâm lý và giáo dục. Lời thề "ủng hộ bảo vệ Hiến pháp Hoa Kỳ hiến pháp tiểu bang California chống lại tất cả các kẻ thù, trong nước và ngoài nước" vẫn còn bắt buộc đối với tất cả các nhân viên của Đại học California[8][9].